Thương Hiệu

Ngọt bùi hương vị bưởi da xanh nơi chiến khu D

Nếu ai đã từng đến trang trại trại tổng hợp của cựu chiến binh Đoàn Minh Chiến, ở ấp Vườn Ươm, xã Tân Định, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, được thưởng thức hương vị ngọt bùi của trái bưởi da xanh, mới thấy hết được nghị lực phi thường của người lính cụ Hồ giữa màu xanh ngút ngàn của Chiến khu D.Gian khó ngày đầu làm kinh tế trang trại

Khi nói đến mô hình kinh tế trang trại điển hình ở tỉnh Bình Dương, thì hầu như ai cũng biết đến Trang trại tổng hợp Đoàn Minh Chiến có quy mô hơn 50 ha tại xã Bình Mỹ và Tân Định, huyện bắc Tân Uyên.
Năm 1984, khi còn tại ngũ, ông đã bắt đầu tính tới chuyện làm trang trại, vừa làm kinh tế phụ cho gia đình, vừa góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp của quê hương Bình Dương.

Vốn đã quen với những gian khổ, thử thách nghiệt ngã trong chiến đấu nơi chiến trường, ông Đoàn Minh Chiến không tìm kiếm những vị trí đất đai màu mỡ, tiện đường đi lại, mà vào tận vùng đồi sâu ở xã Bình Mỹ, huyện Tân Uyên (Chiến khu Đ) để khai phá làm trang trại. Khi ấy, đây là một vùng đồi hoang do ảnh hưởng bởi bom đạn và chất khai quang của Mỹ từ thời chiến tranh, bom đạn chưa nổ vẫn còn ẩn khuất đây đó.

Lúc đó, ngoài lòng nhiệt huyết, ông Chiến gần như không hề có gì trong tay, từ vốn liếng cho tới kinh nghiệm làm trang trại. Đã thế, ông lại khá bận công việc quân ngũi(ông là Phó Tư lệnh Sư đoàn 477 – Quân khu 7). Dù vậy, với lòng quyết tâm của một người lính, nên nhưng cứ tới ngày cuối tuần, ông Chiến không hề nghỉ ngơi mà lên Bình Mỹ, vừa rà phá, thu gom bom đạn, vừa cặm cụi khai phá vùng đồi hoang, đầy sỏi đá.
Ông Chiến, tâm sự: “Đó là quãng thời gian vất vả nhất vì cứ sáng sớm chủ nhật, tôi lại từ nhà ở TP Hồ Chí Minh chạy xe máy mấy chục cây số lên xã Bình Mỹ để khai hoang. Đến chiều tối lại chạy xe máy về nhà để sáng sớm hôm sau lên đơn vị đóng quân ở huyện Phú Giáo (Bình Dương)”.

Đất cứng đến mấy cũng phải chào thua nỗ lực của con người. Do không có vốn liếng, khai phá đất đến đâu, ông cho trồng điều tới đó, bởi đây là loại cây không tốn nhiều công sức, chi phí đầu tư. Lợi nhuận từ cây điều không cao, nhưng nhờ được phủ trên một vùng đồi khá rộng, nên cây điều đã giúp ông Chiến tích lũy được vốn liếng để chuyển sang trồng loại cây có chi phí đầu tư cao hơn nhưng lợi nhuận cũng lớn hơn nhiều, đó là cây cao su.

Với phương châm “làm từ ít đến nhiều, từ nhỏ đến lớn, từ thủ công đến cơ giới hóa, lấy ngắn nuôi dài, làm đâu chắc đó”, sau 7 năm trời miệt mài như thế, ông Chiến đã biến vùng đồi hoang ở Bình Mỹ thành một khu trang trại trù phú rộng hơn 20 ha, với cao su là cây trồng chủ lực.

Năm 1984, khi còn đang công tác tại Sư đoàn 447 (Quân khu 7), ông Đoàn Miinh Chiến đã bắt tay vào làm kinh tế trang trại. Qua nhiều năm xây dựng, phát triển, trang trại tổng hợp của ôn đã trở thành một trong những trang trại lớn của tỉnh cả về quy mô lẫn doanh thu và đang phấn đấu để trở thành mô hình trang trại kiểu mẫu. Vốn là người lính từng chiến đấu tại Chiến khu Đ năm xưa, nên khi được hỏi về động cơ ban đầu để hình thành trang trại, ông chủ trang trại trả lời đơn giản ‘chỉ để khôi phục màu xanh Chiến khu Đ’.

Là trang trại đầu tiên của tỉnh Sông Bé cũ (nay là Bình Dương), trong ký ức của bản thân mình, ông Đoàn Minh Chiến vẫn còn nhớ như in những tháng ngày lập nghiệp đầy khó khăn, vất vả. Xuất thân từ một người lính, ông chưa từng có một chút kiến thức gì về kinh tế trang trại.

Hơn 30 năm về trước, mô hình trang trại còn mới mẻ. Tuy nhiên, với bản lĩnh của người lính với khát vọng khôi phục lại sự sống, màu xanh trên vùng đất Chiến khu Đ, một thời lửa đạn cũng được xem là nhiệm vụ thiêng liêng đối với người lính đã từng vào sinh ra tử như ông.

Ông Chiến, tâm sự: “Khi bắt tay vào xây dựng trang trại, ông đối mặt với muôn vàn khó khăn như thiếu phương tiện, công cụ sản xuất thô sơ, chủ yế u làm bằng tay, mất rất nhiều thời gian và công sức, phải tự tìm tòi, học hỏi các mô hình, cách thức từ những tài liệu trong và ngoài nước. Ngoài ra ông phải lặn lội đi khắp các tỉnh miền Tây Nam Bộ, Tây Nguyên cũng như ra tận các tỉnh phía Bắc để tìm hiểu mô hình kinh tế nào hiệu quả và có thể áp dụng cho vùng đất Chiến khu Đ”.

Từ những bước đi vất vả ngày đầu, trong quá trình làm với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, từ trồng lúa, trồng đậu để có nguồn thu trước mắt, kết hợp với trổng cây điều và cao su, giờ đây ông Chiến đã xây dựng được một trang trại điển hình, tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng chục lao động với mức lương bình quân từ 3 – 3,5 triệu đồng/tháng; đóng góp thiết thực vào phát triển mô hình trang trại ở Bình Dương. Nhờ đó, ông Chiến đã được tặng thưởng Huân chương Lao động và nhiều bằng khen, giấy khen.

Chức năng của Trang trại tổng hợp Đoàn Minh Chiến: Trồng cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản; kinh doanh, mua bán các loại nông lâm thủy sản; mua bán trái cây, cây con giống nông lâm thủy sản; xây dựng mô hình du lịch sinh thái vườn cây.
Thành tích đã đạt trong thời gian qua: Mô hình trang trại Vàng Việt Nam; thương hiệu uy tín và chất lượng; Huân chương Lao động hạng 3 về phát triển trang trại; Doanh nhân làm theo lời Bác; Doanh nhân thời hội nhập…

Trang trại tổng hợp Đoàn Minh Chiến hiện có quy mô hơn 50 ha, tọa lạc tại 2 địa điểm thuộc xã Bình Mỹ và Tân Định, huyện Tân Uyên. Tại địa điểm ở xã Bình Mỹ, với trên 20 ha, trong đó cao su chiếm đa phần và hơn 19 ha đang cho khai thác, số diện tích còn lại là cây ăn trái như sầu riêng, chôm chôm… còn địa điểm tại xã Tân Định trên 10 ha, trồng các loại cây ăn trái như sầu riêng, bưởi da xanh ruột hồng, cam, quýt, xoài, tre lấy măng, điều cao sản, cao su và một phần điện tích dành để chăn nuôi thủy sản, gia súc các loại như cá sấu sinh sản, heo rừng sinh sản, bò sinh sản và trùn quế. Doanh thu từ Trang trại tổng hợp Đoàn Minh Chiến của ông lên đến hàng tỷ đồng/năm, cụ thể năm 2011 tổng doanh thu đạt khoảng 2,5 tỷ đồng, lợi nhuận đạt từ 500 – 700 triệu đồng.

Xây dựng hệ thống tưới tiêu hiện đại

Để đáp ứng nhu cầu phát triển tốt hơn cho các loại cây trái của trang trại trên địa hình gò đồi và thung lũng, từ năm 2011, ông Chiến đã đầu tư gần cả tỷ đồng để nâng cấp, xây dựng hệ thống tưới tiêu hiện đại cùng với trạm hạ thế, trạm bơm. Hiện nay, trang trại của ông Chiến đã có một hệ thống đường ống tỏa khắp diện tích đồi núi cùng với hệ thống bồn nước 30.000 lít để dẫn nước đến tận từng gốc cây bằng công nghệ tưới xòe, không quay. Nói về hiệu quả áp dụng hệ thống tưới tiêu hiện đại, ông cho biết, 26 năm qua, ông phải tưới tiêu bằng máy phát điện và máy bơm tốn bình quân từ 30 – 40 tấn dầu/năm. Mặc dù tiêu tốn nhiều tiền nhưng năng suất cây trồng vẫn chưa phát huy tối đa. Còn bây giờ, nhờ xây dựng hệ thống tưới hiện đại, ông đã tiết kiệm được 2/3 giá trị đầu tư/mùa so với trước đây, tiết kiệm được 2/3 công lao động và giá trị năng suất lại đạt cao hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó, ông Chiến từng bước củng cố lại giống cây trồng để đạt hiệu quả hơn, bởi một số giống cây ngày xưa bộ gien hiện không còn tốt, đồng thời củng cố đội ngũ người lao động chuyên nghiệp hơn, từng bước nâng cấp để đạt chuẩn Việt GAP, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo kế hoạch, cuối năm 2012 này, trang trại Đoàn Minh Chiến sẽ hoàn thành việc đầu tư công nghệ đạt chuẩn Việt GAP. Chia sẻ về quá trình xây dựng và phát triển trang trại, ông Chiến cho biết khó khăn nhất vẫn là vốn đầu tư, thứ 2 là cái tâm của nhà đầu tư và thứ 3 là sự gắn bó liên tục với trang trại. Nếu chủ đầu tư buông lỏng thì sẽ không kịp thời điều chỉnh hợp lý các khâu từ chăm sóc, bón phân cho đến thu hoạch. Đặc biệt, làm trang trại mà thực hiện theo kiểu giao khoán là thua!

remcuavina